Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản yến sào hiệu quả

    1. Cách bảo quản tổ yến thô (tổ yến còn lông)

    Yến thô là tổ yến nguyên thủy 100%, còn lẫn lông chim yến, phân, tạp chất. Đây là loại tổ yến có thời gian bảo quản lâu nhất từ 2 – 3 năm nếu giữ tốt. Đối với yến thô, sau khi mua về bạn cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để tránh độ ẩm ảnh hưởng đến chất lượng của yến, bạn nên đậy nắp kín sau mỗi lần sử dụng.

    Cách bảo quản tổ yến thô khá đơn giản bởi chúng được lấy lại nơi khai thác mà không qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào. Tuy nhiên, một số người khi thu hoạch yến sào sẽ xịt ẩm để lấy tổ yến dễ dàng hơn. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ tình trạng tổ yến trước khi mua để tránh yến chuyển màu, mốc.

    Trường hợp nhận thấy tổ yến bị ẩm, bạn cần xử lý trước khi mang đi bảo quản. Theo đó, dùng quạt ở chế độ vừa để hong tổ yến từ 10 – 12 tiếng. Đến khi sờ vào yến cảm nhận độ cứng, giòn là được. Sau khi hong khô thì mang đi bảo quản như bình thường.

    2. Bảo quản tổ yến tinh chế

    Tổ yến tinh chế là tổ yến đã qua công đoạn làm sạch lông, tạp chất và sấy khô. Đây là loại yến được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi, bảo quản được lâu. Tuy nhiên, sản phẩm yến tinh chế có giá thành cao và dễ bị làm giả, làm nhái nên bạn cần thận trọng trong chọn mua yến sào.

    Yến tinh chế sau khi mua về cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ

    Yến tinh chế và yến thô đều thuộc nhóm yến khô nên có cách bảo quản giống nhau. Theo đó, yến tinh chế sau khi mua về cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh để tổ yến ở nơi ẩm ướt, kín hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể làm thay đổi tính chất của tổ yến, hư hỏng, ẩm mốc.

    Yến tinh chế có độ giòn, dễ gãy vì đã được ngâm nước, tách các sợi yến dài, ngắn và vụn yến để làm sạch lông. Sau khi làm sạch, sẽ tiến hành đắp tổ và sấy khô theo công nghệ hiện đại. Do đó, bạn tránh để những nơi dễ va chạm và đập kín nắp sau mỗi lần sử dụng.

    3. Cách bảo quản yến tươi

    Bên cạnh các loại yến khô thì yến tươi cũng được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi cũng như giá thành thấp hơn nhiều so với yến khô. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của yến tươi là thời gian bảo quản ngắn khoảng 7 ngày. Nếu dùng sau thời gian này sẽ không đảm bảo được mùi vị của yến cũng như mất chất dinh dưỡng.

    Đối với yến tươi, bạn có thể bảo quản theo một số cách sau:

    4. Hướng dẫn bảo quản yến đã chưng

    Ngoài những cách bảo quản các loại yến chưa chế biến thì việc bảo quản yến đã chế biến cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, thời gian bảo quản của yến đã chưng còn tùy thuộc vào các nguyên liệu đi kèm như chưng yến với táo đỏ, đường phèn, hạt sen, hạt chia, đông trùng hạ thảo,…

    Đối với yến chưng táo đỏ cần đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

    Dưới đây là cách và thời gian bảo quản các món ăn được chế biến từ yến sào:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline